Những điều cần biết về độ đèn ô tô và kinh nghiệm độ LED, Bi Xenon, Laser cho đèn pha, gầm, mí

Những điều cần biết về độ đèn ô tô và kinh nghiệm độ LED, Bi Xenon, Laser cho đèn pha, gầm, mí

05-24-2021

  Ô tô không chỉ đơn giản là một phương tiện di chuyển mà là nơi người ta mong muốn có được những trải nghiệm tiện nghi tốt nhất, cũng như thể hiện cá tính bản thân. Cùng với nâng cấp loa ô tô, màn hình ô tô… nâng cấp hệ thống đèn xe từ lâu đã trở thành trào lưu. Đặc biệt trào lưu này đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn khi nhiều mẫu đèn LED, Bi LED, Bi Xenon, Laser siêu sáng có thiết kế bắt mắt “ra lò” ngập tràn trên thị trường. 

1. Đôi lời về độ đèn ô tô

  “Độ” (tiếng Anh là Modification) là một từ chỉ sự sửa đổi khác đi so với thiết kế nguyên bản. Trong độ xe ô tô sẽ phân thành hai nhánh là độ nội thất và độ ngoại thất. Độ nội thất sẽ tập trung thay đổi nội thất xe, gồm bọc ghế da, bọc trần, độ màn hình, độ loa v.v... Còn độ ngoại thất sẽ tập trung vào ngoại hình hoặc các tính năng bên ngoài xe như cốp điện tự động, dán decal.... và phần được quan tâm nhất là độ đèn ô tô.

  Hệ thống chiếu sáng ô tô đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ đèn xe ô tô có tác dụng báo hiệu, chiếu sáng… giúp đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông, nhất là trong những điều kiện thiếu sáng như ban đêm. Ngoài ra, độ đèn còn làm tăng thêm tính thẩm mĩ, đem lại sự sang trọng cho xe.

  Để tối ưu giá bán nhà sản xuất bắt buộc phải cân đối nhiều phương diện. Do đó việc đầu tư vào hệ thống đèn xe cũng chỉ ở mức có hạn, bóng đèn nguyên bản được lắp sẵn khi mua xe thường là Halogen chỉ cho tầm nhìn vừa phải với cường độ ánh sáng yếu, gần như không thể nhìn được ở điều kiện thời tiết xấu như mưa rào hay sương mù.

  Vì thế nhiều chủ xe chọn giải pháp độ đèn ô tô. Dưới đây là sự khác biệt giữa đèn Halogen nguyên bản và đèn LED sau khi đã độ.

Đèn LED (trái) cho tầm nhìn rõ hơn so với đèn Halogen (phải)

 

2. Đèn Halogen và những yếu điểm khiến tài xế muốn từ bỏ

  Đèn Halogen là bóng đèn sợi đốt nhưng nâng cấp với khí Halogen. Đây là loại đèn được sử dụng cho ô tô phổ biến nhất, tuy nhiên do có nhiều nhược điểm nên hiện nay đèn Halogen đang dần bị thay thế bởi đèn LED. Ưu điểm đèn Halogen là chi phí thấp, và độ bền ở mức chấp nhận được. 

Cấu tạo đèn Halogen ô tô

Cấu tạo của bóng đèn Halogen

  Nhược điểm đèn Halogen do sinh nhiệt cao nên hiệu suất chiếu sáng dễ bị ảnh hưởng nếu bị hơi ẩm. Quan trọng hơn, đèn hoạt động bằng sợi đốt nên phần lớn năng lượng thay vì chuyển hoá thành quang năng lại biến thành nhiệt năng nhiều hơn. Dây tóc phải cần nhiệt độ 2.500 độ C để phát sáng nên lượng nhiệt toả ra rất lớn. Điều này cũng làm tầm chiếu sáng của đèn Halogen bị giới hạn. Đây là lý do chính khiến người dùng đang muốn từ bỏ đèn Halogen nguyên bản bằng những loại đèn LED hoặc Bi - Xenon cho chất lượng ánh sáng tốt và bao quát rộng hơn.

3. Độ đèn LED ô tô

  Đèn LED (viết tắt từ Light Emitting Diode) là loại đèn được phát triển dựa trên công nghệ chất bán dẫn. Đây là loại đèn rất được ưa chuộng hiện nay. Với nhiều ưu điểm về hiệu suất và thẩm mỹ, người dùng có xu hướng sử dụng đèn LED thay thế cho đèn Halogen. 

  Đèn LED cấu tạo từ nhiều chip LED. Mỗi chip LED là một Diod (điốt) bán dẫn, cấu tạo gồm khối bán dẫn loại N ghép với khối bán dẫn loại P, nối với 2 chân ra Cathode và Anode, cho phép dòng điện đi qua một chiều. Nguyên lý hoạt động của đèn LED dựa trên nguyên lý lỗ trống và điện tử tự do tạo nên sự chuyển động, từ đó giải phóng năng lượng dạng quang năng. Một chip LED có kích thước nhỏ. Do đó với đèn ô tô người ta thường ghép nhiều chip LED với nhau tạo thành một cụm hay một dải đèn LED.

  Một số thương hiệu đèn LED được tin dùng trên thị trường hiện nay: OSRAM, FUJITECH, AOZOOM ....

  

Đèn LED OSRAM - thương hiệu được lựa chọn thường xuyên khi khách hàng độ đèn tại Carcam.vn

 Ưu nhược điểm đèn LED

 - Đèn LED có nhiều ưu điểm. Dòng tiêu thụ nhỏ, toả nhiệt thấp hơn đèn Halogen. Đèn LED cung cấp ánh sáng định hướng (không phải dạng khuếch tán) do đó thường dùng làm đèn định vị. Tuổi thọ bền đèn LED rất cao, dao động từ 30.000 - 50.000 giờ. Bóng LED cấu tạo nhỏ nên dễ dàng thiết kế, tạo hình trong bảng mạch. Khả năng thấp sáng của đèn LED cực nhanh (chỉ một phần vài triệu giây). 

 Độ đèn LED trên xe Toyota Wigo tại Carcam.vn

- Nhược điểm đèn LED là rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi gặp nhiệt độ cao, đèn LED dễ bị hỏng. Do đó đèn LED cần thêm bộ tản nhiệt để làm mát, việc lắp đặt sẽ mất nhiều công sức hơn so với đèn Halogen. Chính điều này khiến giá thành LED cao hơn nhiều so với đèn Halogen và cũng là lí do tại sao đèn Halogen vẫn còn được sử dụng khi sản xuất xe.

4. Độ đèn gầm ô tô

  Đèn gầm ô tô (còn gọi là đèn sương mù, đèn phá sương mù) đây là đèn bố trí ở vị trí gần cản trước và cản sau xe (đa phần xe phổ thông chỉ bố trí ở cản trước). Đèn gầm ô tôcó vai trò chiếu sáng cho người lái, cũng như báo hiệu cho các xe đối diện trong điều kiện tầm nhìn hạn chế như sương mù, thiếu sáng. Ưu điểm của đèn gầm là lắp đặt ở gần gầm xe nên chiếu sáng tầm thấp, sẽ không gây chói cho xe đối diện hay người đi đường.

Độ đèn gầm LED Fujitech cho xe Toyota Wigo

 Độ Bi LED gầm: Đèn Bi LED được sử dụng độ gầm khá phổ biến bởi cho ánh sáng tốt, giá cả vừa phải. Độ đèn Bi LED gầm ô tô có thể kết hợp màu trắng/vàng. Màu trắng sử dụng ở điều kiện bình thường, màu vàng giúp phá sương. Đèn gầm Bi LED có thể tuỳ chỉnh 2 chế độ pha cos như đèn pha. Độ đèn Bi LED gầm xe ô tô có 2 kiểu chính: độ 1 bóng Bi LED và độ 1 bóng Bi LED kết hợp vòng mí LED ở ngoài. Kiểu thêm vòng LED ở ngoài chủ yếu mang tính trang trí, có thể bật riêng vòng mí LED để định vị ban ngày.

 

Kiểu dáng đèn LED sau khi đã độ bi LED gầm xe Toyota Wigo

  Độ Bi Xenon gầm: kiểu độ bi gầm khác được người dùng quan tâm là sử dụng bóng xenon. Độ đèn gầm Bi Xenon cũng có thể tích hợp chế độ tuỳ chỉnh pha cốt để sử dụng linh hoạt ở nhiều điều kiện đường sá khác nhau. Cũng như đèn pha, khi lắp Bi Xenon phá sương mù cần lắp thêm Ballast để kích sáng nhanh cũng như ổn định điện. 

  Về đèn gầm phía sau đuôi xe, vị trí này không cần quá sáng nên phù hợp nhất là dùng đèn LED với dải LED nhỏ, màu đỏ. Không nên dùng LED trắng hay Xenon dễ gây chói loá cho người lái xe phía sau, rất nguy hiểm.

 

Một số câu hỏi thường gặp

1.  Có nên thay bóng LED cho ô tô?

Trả lời: Như có đề cập ở phần trên, với đèn pha ô tô nếu xe không có sẵn Projector nên hạn chế thay bóng LED bởi dễ gây chói loá cho xe đối diện. Bóng LED hay bóng Xenon nên đi chung với bi cầu để giảm tán xạ, tăng độ chụm sáng.

2. Bóng đèn tăng sáng cho ô tô nên mua loại nào?

Trả lời: Có nhiều loại bóng đèn tăng sáng ô tô như bóng đèn LED, bóng Bi LED, bóng Bi Xenon… Ở phân khúc phổ thông thường dùng bóng đèn LED. Nếu cần độ sáng mạnh nhất là bóng Bi Xenon.

3.  Giải pháp tăng sáng cho ô tô nào tốt nhất?

Trả lời: Nếu xe chỉ dùng bóng Halogen không có Projector (gương cầu bi) có thể tăng sáng bằng cách thay bóng LED hoặc mổ đèn thay Bi LED hay Bi Xenon. Nếu xe có sẵn Projector, chỉ cần thay bóng Halogen bằng bóng LED hoặc Xenon.

4.  Nâng cấp đèn pha ô tô nên chú ý điều gì?

Trả lời: Nguyên tắc khi nâng cấp đèn pha ô tô cần phải tuân thủ đó là không gây chói mắt người khác khi chạy trên đường. Bởi điều này vừa tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông, lại vừa dễ bị phạt, bị từ chối đăng kiểm.

 

Thong ke

TIN TỨC LIÊN QUAN